A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC NGHIÊM CẤM LẤN CHIẾM LÒNG, LẾ ĐƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC KINH DOANH, BUÔN BÁN KHU VỰC CHỢ TU VÀ CHỢ QUẢNG

Kính thưa các cụ - kính thưa toàn thể nhân dân

Hiện nay, việc lấn chiếm lòng, lề  đường, vỉa hè là tình trạng chung trên địa bàn toàn huyện không chỉ riêng địa bàn xã Yên Thắng. Việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán không chỉ làm mất mỹ quan trên các tuyến đường mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông và nảy sinh nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường bộ.

Kính thưa toàn thể nhân dân.

Trong thời gian vừa qua một số tuyến đường, vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo…, bày bán các loại hàng hóa rau củ, hoa quả, tạp hóa, các loại mặt hàng khác… lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và thành nơi đậu đỗ xe của người mua hàng. Nhất là các tuyến đường khu vự chợ Tu và Chợ Quảng vào các buổi họp chợ, dường như trở thành hình ảnh quen thuộc và việc mua bán ở lòng, lề đường cũng dần trở thành một thói quen ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân.

         Có thể thấy sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên, gây mất an toàn giao thông, mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan ….. Dù hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật. Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân.

Kính thưa toàn thể nhân dân

Việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát nước do rác thải sinh hoạt; sụp, lún vỉa hè, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, buôn bán hàng rong  còn gây nên ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn. Hiện nay trên địa bàn xã đặc biệt  là trên đoạn đường khu vực chợ tu tuyến đường từ chợ chu đi cầu Tu mới và tuyến đường từ ngã tư quảng Thựơng đi nhà ông Đăng vào các buổi họp chợ một bộ phận người dân không mang hàng, hóa vào trong khuôn viên chợ để buôn, bán mà ngang nhiên bày bán hàng rong trên lòng, lề đường gây mất an toàn giao thông, mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của một số hộ dân sinh sống dọc tuyến đường nói trên.

Đã có nhiều trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không thể quan sát do bị biển hiệu quảng cáo che khuất, hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy trên đường và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lề đường giao thông

Bên cạnh việc làm mất mỹ quan cản trở giao thông, gây ô nhiễm từ rác thải, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng về an ninh trật tự. Nhiều vụ trộm cắp, cướp, cướp giật đã xảy ra đối với người bán hàng rong, xe đẩy, hoặc các trường hợp đậu, đỗ xe trên vĩa hè, lòng đường để mua, bán mà không có người trông giữ.

Kính thưa toàn thể nhân dân

Căn cứ vào các Quy định của pháp luật

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép... trên đường bộ.

Nghị định 39/2007/NĐ – CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt đối với các hành vi liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đồng - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng, lề đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng;

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đồng - 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:

Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.

            Kính thưa các cụ - kính thưa toàn thể nhân dân

            Việc tổ chức họp chợ ở chợ Tu và chợ Quảng theo chuyền thống chợ quê đã ăn  sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Yên Thắng cũng như người dân ở các địa phương lân cận thường xuyên buốn bán ở hai chợ nói trên. Vì vậy tình trạng một bộ phận người dân vẫn ngang nhiên bày bán hàng rong ở lòng lề đường khu vực ngoài cổng chợ. Căn cứ vào các quy định của Chính phủ. UBND xã  đề nghị các tổ chức, cá nhân không được tự ý họp chợ buôn bán hàng rong ở các tuyến đường cổng chợ tu và chợ quảng. Tổ quản lý chợ phối hợp với tổ an ninh cơ sở thôn, xóm hai đơn vị phố Tu và Quảng Thượng kiểm tra, đôn đốc không để người dân họp chợ, bán hàng rong các tuyến đường khu vực cổng chợ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm thì sử lý theo quy định của pháp luật. UBND xã đề nghị các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định của chính phủ. Mọi tổ chức, cá nhân không tự ý họp chợ, bán hàng rong trên các tuyến đường khu vực cổng chợ tu và chợ quảng, góp phần đảm an toàn giao thông và cảnh quan vệ sinh môi trường.

Bùi Khắc Hồng - Phó chủ tịch UBND xã Yên Thắng


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết